Page and post views plugin

Đăng ký để nhận bản tin cập nhật giúp bạn kiếm tiền nhanh hơn. Chúng tôi sẽ chỉ gửi những thông tin phù hợp. Chúng tôi ghét spam nên bạn hoàn toàn yên tâm. Bạn nhớ kiểm tra email để xác thực mới nhận được bản tin!

Sign Up for Free Updates
You are here: Home NV Tín Dụng

Tín Dụng -Eximbank -05/11/2008

Câu 1. Khi thẩn định một khách hàng cá nhân thì điều kiện nào là quan trọng nhất.

Câu 2. Phát hành L/C có phải là hình thức cho vay hay không? Hãy giải thích và chứng minh!

Gợi ý giải:

Nguồn 1:

1.Hai nhóm điều kiện xét duyệt khi thẩm định khách hàng vay cá nhân :

*Các điều kiện có yếu tố định lượng :

- Hồ sơ pháp lý

- Mục đích vay, thời gian vay, lãi suất cho vay.

- Nguồn trả nợ ( khả năng trả nợ).

- Tài sản đảm bảo cho khoản vay.

-> Đối với các nước thì nguồn trả nợ được đánh giá cao hơn là tài sản đảm bảo, nhưng tại Việt Nam các NH TM làm ngược lại.

* Các điều kiện có yếu tố định tính :

- Thiện chí trả nợ của khách hàng.

- Mức độ trung thực của khách hàng khi tiến hành thủ tục vay vốn.

- Khả năng trả nợ bổ sung của khách hàng ( có thể có nguồn thu khác để trả nợ nhưng không chứng minh được)

=>Riêng tại Exim , mình nghĩ câu trả lời là khả năng trả nợ là điều quan trọng nhất khi xét duyệt cho vay KH cá nhân.

2.Phát hành LC ( Letter of Credit) gồm 02 loại : Phát hành LC trả ngay và LC trả chậm.Để được Ngân hàng phát hành mở LC , thông thường KH phải ký quỹ 1 phần giá trị LC trước ( thường 10-20%):

- Đối với LC trả ngay: Tùy theo thỏa thuận ban đầu trước khi Ngân hàng mở LC , đối với phần giá trị còn lại của LC, khi bộ chứng từ về thì KH sẽ nộp tiền vào hoặc Ngân hàng sẽ cho vay để thanh toán cho nước ngoài. Trong trường hợp KH phải nộp tiền vào để thanh toán LC bằng 100% vốn tự có mà KH lại không có khả năng thì Ngân hàng sẽ cho KH vay bắt buộc đế thanh toán cho nhà cung cấp nước ngoài.

- Đối với LC trả chậm: Cũng theo thỏa thuận ban đầu trước khi Ngân hàng mở LC , đối với phần giá trị còn lại của LC , khi LC trả chậm đến hạn thanh toán thì KH sẽ nộp tiền vào hoặc Ngân hàng sẽ cho vay để thanh toán cho nước ngoài. Trong trường hợp KH phải nộp tiền vào để thanh toán LC bằng 100% vốn tự có mà KH lại không có khả năng thì Ngân hàng cũng sẽ cho KH vay bắt buộc đế thanh toán cho nhà cung cấp nước ngoài.

Ta có thể thấy rằng , dù trong trường hợp nào , Ngân hàng cũng đều phải thanh toán cho Ngân hàng nước ngoài đúng hạn ( nếu không sẽ mất uy tín trong khâu thanh toán)-> điều này chứng tỏ rằng trước khi mở LC , ngân hàng cũng đều đã tính đến tính huống xấu nhất là sẽ cho KH vay bắt buộc ( LS cho vay bắt buộc = 150% LS cho vay thông thường và tài sản đảm bảo cho khoản vay sẽ là trị giá LC của lô hàng nhập khẩu) để thanh toán cho Ngân hàng nước ngoài.

Như vậy , LC ( Letter of Credit ) cũng là một hình thức cho vay tại các tổ chức tín dụng.

Nguồn 2:

CÂu 1:

+ Thẩm định khách hàng cá nhân (có thế chấp) thì tập trung chủ yếu THEO THỨ TỰ

1. Mục đích vay và kế hoạch sử dụng vốn vay

2. Khả năng trả nợ từ cá nguồn thu nhập kê khai

3. Uy tín hoặc lịch sử tín dụng

4. Tài sản đảm bảo

+ Thẩm định khách hàng cá nhân tín chấp: Tập trung

1. Uy tín đơn vị công tác

2. Sự thành thật của khách hàng ngay khi làm thủ tục vay

3. Lối sống, gia đình

3. Điều tra bên ngoài (nếu có) thông qua trung tâm điều tra tín dụng

4. Hên xui

CÂu 2:

Câu này tụi Exim cho để gài bẩy các ứng viên nào chưa rành nghiệp vụ tín dụng

Phát hành LC là cấp tín dụng dưới hình thức bảo lãnh thanh toán nước ngoài cho nên sẽ phát sinh 2 nghiệp vụ: Bảo lãnh thanh toán và vay (nếu có)

-> Ngân hàng sẽ phát sinh nghiệp vụ bảo lãnh từ khi mở LC cho đến khi đến hạn thanh toán LC (Ngân hàng phải nhập ngoại bảng theo dõi cho loại tài sản này)

-> Ngân hàng sẽ cho vay (là hình thức cấp tín dụng) trong các trường hợp

+ Bên nhập khẩu không đủ nguồn vốn tự có (ký quỹ 1 phần) phần còn lại thanh toán bằng hạn mức tín dụng tại ngân hàng đó cấp

+ Hoặc: Khách hàng đến hạn nộp tiền thanh toán LC mà trong tài khoản không có tiền, Ngân hàng phải cho vay bắt buộc theo lãi suất quá hạn 150% ls trong hạn

+ Khi mở LC, Khách hàng không có tiền nên vay để ký quỹ LC phần còn lại sẽ thanh toán bằng nguồn vốn tự có hoặc bằng hạn mức tín dụng/bảo lãnh được cấp

=> bên ngân hàng phải có nhiệm vụ thẩm định tài chính và tư cách khách hàng để trình cấp tín dụng trước khi khách hàng mở LC trong trường hợp muốn vay vốn hoặc không có khả năng thanh toán đến hạn phải cho vay bắt buộc

Theo mình nghĩ: Về bản chất L/C là cam kết của NH thanh toán cho người bán thông qua NH của người bán sau khi bên bán đã hoàn tất nghĩa vụ giao hàng của mình và gửi bộ chứng từ cho bên mua hoặc NH hàng bên mua (NH mở L/C). Nên lúc này nghĩa vụ thanh toán đối với bên bán là thuộc về NH. Để phát hành 1 L/C theo yêu cầu của người mua thì NH sẽ xét đến việc nguời mua có đủ tiền để thanh toán lô hàng của họ ko. Có 2 trường hợp:

- Người mua chuyển 100% tiền của mình để ký qũy thanh toán lô hàng.

- Người mua không đủ tiền (hoặc không có tiền thanh toán) và được NH đồng ý cho vay để thanh toán thì lúc này mình nghĩ mới là hình thức cho vay.

(Chứ ko phụ thuộc L/C là loại L/C gì)

Riêng về phần này thì thường trong bộ chứng từ của lô hàng, nhất là trong B/L mục Consignee’s name là To oder … Bank (tên NH phát hành LC) và lúc này người mua muốn nhận bộ chứng từ để làm các thủ tục nhập hàng thì phải hoàn tất các thủ tục liên quan đến việc thanh toán tiền hàng với NH phát hành để NH phát hành ký hậu vào B/L mới có thể tiến hành làm thủ tục nhận hàng.

Nguồn 3:

Câu 1:
+ Thẩm định khách hàng cá nhân (có thế chấp) thì tập trung chủ yếu THEO THỨ TỰ

1. Mục đích vay và kế hoạch sử dụng vốn vay
2. Khả năng trả nợ từ cá nguồn thu nhập kê khai
3. Uy tín hoặc lịch sử tín dụng
4. Tài sản đảm bảo

+ Thẩm định khách hàng cá nhân tín chấp: Tập trung

1. Uy tín đơn vị công tác
2. Sự thành thật của khách hàng ngay khi làm thủ tục vay
3. Lối sống, gia đình
3. Điều tra bên ngoài (nếu có) thông qua trung tâm điều tra tín dụng
4. Hên xui

Câu 2:
Câu này Exim cho để "gài bẫy" các ứng viên nào chưa rành nghiệp vụ tín dụng

Phát hành LC là cấp tín dụng dưới hình thức bảo lãnh thanh toán nước ngoài cho nên sẽ phát sinh 2 nghiệp vụ: Bảo lãnh thanh toán và vay (nếu có)

-> Ngân hàng sẽ phát sinh nghiệp vụ bảo lãnh từ khi mở LC cho đến khi đến hạn thanh toán LC ( Ngân hàng phải nhập ngoại bảng theo dõi cho loại tài sản này)

-> Ngân hàng sẽ cho vay (là hình thức cấp tín dụng ) trong các trường hợp

+ Bên nhập khẩu không đủ nguồn vốn tự có (ký quỹ 1 phần) phần còn lại thanh toán bằng hạn mức tín dụng tại ngân hàng đó cấp

+ Hoặc: Khách hàng đến hạn nộp tiền thanh toán LC mà trong tài khoản không có tiền, Ngân hàng phải cho vay bắt buộc theo lãi suất quá hạn 150% ls trong hạn

+ Khi mở LC, Khách hàng không có tiền nên vay để ký quỹ LC phần còn lại sẽ thanh toán bằng nguồn vốn tự có hoặc bằng hạn mức tín dụng /bảo lãnh được cấp

=> bên ngân hàng phải có nhiệm vụ thẩm định tài chính và tư cách khách hàng để trình cấp tín dụng trước khi khách hàng mở LC trong trường hợp muốn vay vốn hoặc không có khả năng thanh toán đến hạn phải cho vay bắt buộc

Như vậy , LC ( Letter of Credit ) cũng là một hình thức cho vay tại các tổ chức tín dụng. Edit

Đăng nhận xét

Social

Top commentators in month

Loading comments ...

HTML Advertisement

Recent comments

Loading comments ...

Random posts

Loading posts ...
Twitter Follower
Author
share emphasis

Twitter

Facebook

Google Plus